Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

21 Tiếng Anh bài 18: tại sao viết hoa "I" ?

Tiếng Anh bài 18: tại sao viết hoa "I" ? In Email
http://farm4.static.flickr.com/3629/3465771922_05de3078d2.jpgMột bạn đọc hỏi một câu mà tôi chưa nghĩ đến: đó là tại sao đại danh từ “I” trong tiếng Anh lúc nào cũng viết hoa?  Tôi không biết tại sao, và cũng chưa bao giờ thắc mắc như thế.  Nhưng đây đúng là một câu hỏi hay, và rất đáng tìm tòi để trả lời.  Tôi đã tra từ điển, sách tham khảo về tiếng Anh từ cổ chí kim (cái này thì có nhiều!) và Google.  Câu trả lời chắc hơi dài dòng một chút …
Bạn đọc DCM viết một email sau đây:

“Nhờ ông giúp tôi giải thích: Tại sao subject pronoun "I" luôn dược viết hoa ở mọi vị trí trong câu. Xin cảm ơn ông rất nhiều.

Tôi cũng nói thêm, đây là câu hỏi mà học sinh của tôi hỏi (tôi là giáo viên cấp 2) và tôi cũng đã hỏi nhiều vị thầy của tôi nhưng tôi chưa nhận được câu trả lời nào cả. Mong nhận được sự giúp đỡ của ông. Tôi chân thành cảm ơn.”
Đúng là đại danh từ “I” hơi đặc biệt so với các đại danh từ khác.  Chúng ta có thể viết they, we, he, she trong một câu văn theo dạng viết thường, nhưng đến I thì phải viết hoa.  Chẳng hạn như chúng ta có thể viết“That is the problem that he and I are considering”, chứ không thể viết “That is the problem that he and i are considering”.
Theo từ điển nguyên từ học (tức etymology) thì đại danh từ I trong tiếng Anh có nguồn gốc từ đại danh từ ic (hay ich) từ tiếng Anh cổ (Old Engish).  Năm 1137, đại danh từ này được đơn giản hóa thành I cho đến ngày nay.  Nhưng thời đó, người ta vẫn có thể viết i thường chứ không phải viết hoa.  Đến khoảng năm 1250 thì đại danh từ I được xem là một từ đặc thù, và để tránh đọc nhầm trong các văn bản viết tay (ngày đó chưa có máy vi tính!) nên người ta viết hoa.  Khoảng cuối thế kỉ 14, cách viết hoa I bắt đầu xuất hiện trong sách như cuốn Chaucer's Canterbury Tales, nhưng cũng có khi viết giống như là Y.  Tuy nhiên, cách viết hoa đại danh từ I chỉ phổ biến từ những năm sau 1700.  Đại văn hào Shakespeare thì dùng ice (đọc là "ichay" , "eeker" hay "ikay") vào khoảng thế kỉ 16-17.  Còn ở miền Trung nước Anh, người ta vẫn dùng utchy như là i. Ngày xưa, cũng chưa có dấu chấm trên chữ i thường; mãi đến thời có font chữ La Mã thì người ta cho thêm dấu chấm trên i như ngày nay.
Đó là vài dòng lịch sử.  Nhưng tại sao I được viết hoa?  Không ai biết tại sao, nhưng có vài lí giải (giả thuyết?) để trả lời cho câu hỏi này.  Giả thuyết đáng tin cậy nhất là vì (a) I chỉ có một mẫu tự duy nhất, (b) nó nói về “tôi”, mà theo chủ nghĩa cá nhân, “tôi” là quan trọng, và (c) để thể hiện tầm quan trọng đó trong văn bản, người ta viết hoa.  Xin nhấn mạnh rằng đây chỉ giả thuyết, chứ cũng chưa có cách nào kiểm chứng giả thuyết này đúng hay sai.
NVT
===
Ghi thêm 22/7/2010: Sáng nay thấy có bạn đọc Lê Hồng Dung có góp ý sau đây và cung cấp một bài đáng chú ý trên New York Times (tôi rinh về dưới đây để bạn đọc có thể theo dõi).
"Đọc xong bài tiếng Anh 18, cháu có coi sơ qua trên Internet thì thấy người ta còn nói vì i (viết thường)đứng 1 mình 'lẻ loi' và...không giống 1 từ. Hơn nữa chứ i (viết thường) dễ bị dính vô phần cuối hay phần đầu của một từ khác đứng kế nó . Cho nên người ta viết hoa cho dễ đọc và tránh nhầm lẫn. Cháu nghĩ đó cũng là 1 giả thuyết hay."
Đúng như độc giả này nhận xét là trong email có khi người ta viết i thường. Tôi thỉnh thoảng vẫn thấy những email hoàn toàn viết bằng chữ thường, không có một mẫu tự nào viết hoa! Chẳng hạn như ông bạn tôi (Gs C. Rosen) của Đại học Maine bên Mĩ có thói quen không viết hoa trong email. Người biết chuyện giải thích rằng đó là một cách thể hiện sự khiêm tốn của người viết email. Chẳng biết hư thực ra sao, nhưng tôi ghi nhận ý kiến đó.
Sau đây là bài viết trên NYT mà bạn đọc Lê Hồng Dung giới thiệu:
http://www.nytimes.com/2008/08/03/magazine/03wwln-guestsafire-t.html?_r=1
On Language

Me, Myself and I

By CAROLINE WINTER
Published: August 3, 2008
Why do we capitalize the word “I”? There’s no grammatical reason for doing so, and oddly enough, the majuscule “I” appears only in English.
Consider other languages: some, like Hebrew, Arabic and Devanagari-Hindi, have no capitalized letters, and others, like Japanese, make it possible to drop pronouns altogether. The supposedly snobbish French leave all personal pronouns in the unassuming lowercase, and Germans respectfully capitalize the formal form of “you” and even, occasionally, the informal form of “you,” but would never capitalize “I.” Yet in English, the solitary “I” towers above “he,” “she,” “it” and the royal “we.” Even a gathering that includes God might not be addressed with a capitalized “you.”
The word “capitalize” comes from “capital,” meaning “head,” and is associated with importance, material wealth, assets and advantages. We have capital cities and capital ideas. We give capital punishment and accrue political, social and financial capital. And then there is capitalism, which is linked to private ownership, markets and investments. These words shore up the towering single letter that signifies us as discrete beings and connote confidence, dominance and the ambition to pull ourselves up by our own bootstraps.
England is where the capital “I” first reared its dotless head. In Old and Middle English, when “I” was still “ic,” “ich” or some variation thereof — before phonetic changes in the spoken language led to a stripped-down written form — the first-person pronoun was not majuscule in most cases. The generally accepted linguistic explanation for the capital “I” is that it could not stand alone, uncapitalized, as a single letter, which allows for the possibility that early manuscripts and typography played a major role in shaping the national character of English-speaking countries.
“Graphically, single letters are a problem,” says Charles Bigelow, a type historian and a designer of the Lucida and Wingdings font families. “They look like they broke off from a word or got lost or had some other accident.” When “I” shrunk to a single letter, Bigelow explains, “one little letter had to represent an important word, but it was too wimpy, graphically speaking, to carry the semantic burden, so the scribes made it bigger, which means taller, which means equivalent to a capital.”
The growing “I” became prevalent in the 13th and 14th centuries, with a Geoffrey Chaucer manuscript of “The Canterbury Tales” among the first evidence of this grammatical shift. Initially, distinctions were made between graphic marks denoting an “I” at the beginning of a sentence versus a midphrase first-person pronoun. Yet these variations eventually fell by the wayside, leaving us with our all-purpose capital “I,” a potent change apparently made for simplicity’s sake.
In following centuries, Britain and the United States thrived as world powers, and English became the second-most-common language in the world, following Mandarin. Meanwhile, the origin, meaning and consequences of our capitalized “I” went largely unchanged, with few exceptions.
One divergence stems from the Rastafarians, who intentionally developed a dialect of Jamaican Creole in order to break culturally from the English-speaking imperialists who once enslaved them. Their phrase “I and I” can be used in place of “I,” “we” or Rastafarians as a group, but generally expresses the oneness of the speaker with God and all people. “I and I” is thus, in some ways, a conscious deviation — really the exact opposite of the English ego-centered capital “I.”
Not long ago, certain presidential candidates could have used a bit of the “I and I” spirit. At the close of the primary season, the news media scrutinized Hillary Rodham Clinton, John McCain and Barack Obama’s use of the first-person pronoun, the implication being that a string of “I” ’s signifies ungracious self-inflation. On the last day of voting, Clinton led the pack with 64 “I” ’s and McCain followed with 60. Obama’s “I” count lagged at 30, and he was the only candidate whose combined “we” ’s (37) and “you” ’s (16) outnumbered his “I” ’s. These were spoken pronouns, but, of course, our understanding and use of language is informed by the printed word.
So what effect has capitalizing “I” but not “you” — or any other pronoun — had on English speakers? It’s impossible to know, but perhaps our individualistic, workaholic society would be more rooted in community and quality and less focused on money and success if we each thought of ourselves as a small “i” with a sweet little dot. There have, of course, been plenty of rich and dominant cultures throughout history that have gotten by just fine without capitalizing the first-person pronoun or ever writing it down at all. There have also been cultures that committed atrocities even while capitalizing “you.”
Still, there seems to be something to it all. Modern e-mail culture has shown that many English speakers feel perfectly comfortable dismissing all uses of capitalization — and even correct spelling, for that matter. But take this a step further: i suggest that You try, as an experiment, to capitalize those whom You address while leaving yourselves in the lowercase. It may be a humbling experience. It was for me.
Caroline Winter, a 2008 Fulbright scholar, is a Brooklyn-based writer. William Safire is on vacation.

Không có nhận xét nào: