Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Chiến lược viết bài văn khoa học rõ ràng (3)




http://scientificsolutions1.com/quil.gifTiếp tục loạt bài về viết báo cáo khoa học. Bài này sẽ bàn về cách nhấn mạnh trong bài báo, cách chọn những từ trung dung, và cách viết cho thích hợp với vị thế của mình trong chuyên ngành.

Tôi có nhiều kỉ niệm và bài học trong việc viết lách khoa học. Một trong những bài học là phải biết vị thế của mình ở đâu trong chuyên ngành. Cách đây khoảng 20 năm, tôi có viết một letter to the editor để phê bình một tác giả, và nếu không có thầy tôi sửa thì rất phiền phức sau này. Dạo đó, tiếng Anh của tôi chỉ ở mức trung bình hay dưới trung bình thôi, đọc và học cũng rất nhiều từ, nên tôi tỏ ra tự tin lắm. Lá thư của tôi nếu vấn đề đúng, nhưng văn phong thì không thích hợp. Thầy tôi đọc xong rồi nói lá thư hay lắm (ông này lúc nào cũng khen, ngay cả về VN ổng cũng khen nhiều lắm), nhưng có hai vấn đề cần “cải tiến”.
Vấn đề thứ nhất là cái tone (âm điệu) mang tính tiêu cực. Ông nói muốn phê bình ai và muốn người đó lắng nghe thì nên viết một cách tích cực (kiểu như "tôi nghĩ có một cách nhìn khác về vần đề này"), chứ không tiêu cực vì dễ hiểu lầm là đả phá (kiểu như "tôi nghĩ tác giả đã sai"). Sau này, tôi thường hay chỉ các nghiên cứu sinh cách phê bình ai bằng cách mở đầu với một câu khen, sau đó là "We would like to offer another interpretation of your data" thì đọc lên nghe ... hay hay. :-)
Vấn đề thứ hai là tôi dùng những từ không thích hợp với vị thế của tôi, và có thể xúc phạm với người đàn anh. “Người đàn anh” đó chính là Giáo sư Ian Reid, một người rất nổi tiếng mà lúc đó tôi chưa biết đến. Những từ ngữ kiểu như "tôi cho rằng, theo quan điểm của tôi" chỉ dành cho người có thẩm quyền; nếu mình là người vai vế thấp thì nên chọn cách viết "tôi muốn diễn giải rằng ..." (I would like to interpret ...). Cách viết nhún nhường đó không làm giảm giá trị hay nội dung của bài viết, mà để người đọc có cảm tình.
Quay lại câu câu chuyện của tôi, thầy tôi sửa lại chỉ có đôi ba chữ, mà đọc lại thì thấy quả là hay hơn, khiêm tốn hơn, nhưng vẫn nói lên được ý chính là bài báo của ông IR có vấn đề. Lá thư đó được đăng, nhưng dĩ nhiên phải qua tác giả của nó (tức là ông IR) để tác giả trả lời.  Ông IR đọc lá thư và ông nói là rất thích. Sau này, khi đã có chút tên tuổi, tôi và ông trở thành bạn. Chính ông IR là người duyệt đơn đề bạt chức danh giáo sư của tôi và ông rất tích cực. Nếu không có thầy tôi lúc đó thì chắc sự việc xảy ra không hay ho, và chẳng biết quan hệ trong ngành sau này sẽ ra sao. Chúng ta cần thầy cô là ở chỗ họ hiểu biết và có cái nhìn rộng hơn mình!
Bài học trên cho thấy chúng ta phải cẩn thận với cách dùng từ ngữ sau cho trung dung. Tránh từ ngữ kì thị giới tính (như chỉ nói "thầy" mà không nhắc đến "cô", chỉ nói đến "anh" mà bỏ qua "chị').  Tuyệt đối tránh cách viết trịch thượng, cho dù mình là bậc thầy!  Tốt nhất là nên tập trung vào dữ liệu, tránh những từ ngữ cảm tính. Điều này khó, nhất là với thói quen tiếng Việt, nhưng tập dần dần sẽ quen. Entry này hi vọng sẽ giúp cho các bạn cách chọn từ thích hợp trong bài báo.
NVT


===
13. Nên nghĩ đến chỗ cần nhấn mạnh
Thỉnh thoảng, chúng ta cần nhấn mạnh một điểm trong bài viết. Điểm nhấn mạnh có khi đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với tâm lí của người đọc. Trong một câu văn, bắt đầu bằng những câu chữ mà chúng ta muốn nhấn mạnh:

In the previous project period, three approaches were developed to solve ...

Three approaches were developed in the previous project period to solve ...
Three approaches to solve … were developed in the previous project period.
Không nên bắt đầu một đoạn văn bằng những câu chữ không quan trọng:
Không nên viết: First let us consider that rain helps plants grow.

Nên viết: Rain helps plants grow. Let us consider the significance of this in relation to …

14. Nên chú ý đến âm điệu
Nên nhớ rằng thái độ, tính khí, và âm điệu có khi mang tính “lây lan”. Cố gắng giữ giọng văn tích cực.
Không nên viết: I won’t be able to finish this project by the end of the first year.
Nên viết: I will be able to finish this project by March of the second year.
Hai câu văn có cùng một ý, nhưng câu đầu mang tính tiêu cực hơn câu sau.


Tránh những chữ có thể làm độc giả nổi giận
Những chữ hàm ý tiêu cực như intolerable, misguided, unfair, wrong, unfortunately có khi làm độc giả không hài lòng. So sánh bảng dưới đây vài từ phổ biến:

Từ mang ý nghĩa tích cực hay trung dung
Từ mang tính tiêu cực
Methodical, Meticulous
Fanatical, Nit-picking
Economical, Frugal
Cheap, Chintzy
Uninformed
Ignorant
Firm
Inflexible
Forceful, Persevering
Overbearing, Dogged
Colorful
Gaudy
Problem
Disaster

Cũng xin nói thêm rằng trong tiếng Anh có những từ như tác động tâm lí mà nhà khoa học có khi khó chấp nhận. Chẳng hạn như chữ problem disaster, cả hai đều có nghĩa là … có vấn đề, nhưng problem là vấn đề có thể có biện pháp khắc phục, còn disaster là vấn đề … bó tay, không có biện pháp khắc phục. Nên cẩn thận cách dùng hai từ này!
Dùng những từ mang tính trung dung, không mang tính thiện vị giới tính. Tiếng Anh là loại ngôn ngữ, nhìn theo quan điểm ngày nay, là kì thị giới tính. Kì thị hiểu theo nghĩa thiên vị nam giới. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên tác giả khoa học nên hạn chế những từ thiên vị, và chọn những từ trung dung hơn. Liệt kê dưới đây là vài từ phổ biến:


Nên viết
Không nên viết
Business executive or manager
Businessman or Businesswoman
Chair, Chairperson, or moderator
Chairman
Member of the clergy
Clergyman
Firefighter
Fireman
Supervisor
Foreman
Police officer
Policeman
Flight attendant
Stewardess or Steward
Human race, humanity, humankind
Mankind
Synthetic
Man-made
Utility hole
Man-hole



Đặt mình vào tình thế người đọc. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc hợp tác và người bình duyệt bài báo. Cố gắng tưởng tượng mình là người duyệt bài báo hay đề cương. Mình có thể xuất thân từ một nền văn hoá khác với người đọc, và cần phải quan tâm những từ tế nhị mang tính văn hoá.
Mĩ có cách viết khác với Anh. Một số chữ mà đánh vần kiểu Anh bị Mĩ cho là … sai (và ngược lại). Ông bà ta thường nói “rừng nào cọp nấy”, nên khi viết bài báo cho tập san Mĩ hay Anh thì nên tuân theo cách đánh vần của họ.   Sau đây là hai ví dụ tiêu biểu:

Anh

Xu hướng trang trọng hơn Mĩ, nhất là đối với người cao tuổi
Xu hướng “bình dân” hơn Anh, ngoại trừ khi viết cho người cao tuổi thì cách viết của Mĩ cũng trang trọng

Dear Sir
Having been privileged to receive your esteemed patronage in the past, we think you will be interested to know that ...
Dear Bill
Because you’ve been so generous with funding for our project in the past, we thought you’d like to know that ...


Những từ ngữ mang tính “thẩm quyền”. Có những cách viết hay câu chữ “trịch thượng” trong khoa học, mà có tác giả có thể sử dụng nhưng tác giả không sử dụng được. Chẳng hạn như nếu tác giả là nghiên cứu sinh thì nên chọn cách viết khiêm tốn. Nếu tác giả là người có thẩm quyền trong chuyên ngành thì có thể (chỉ “có thể” thôi) chọn cách viết “lên giọng” một chút. Chẳng hạn như chữ suggest, cần phân biệt hai trường hợp:
Nếu tác giả là người có thẩm quyền, có hàng trăm bài báo, thì có thể viết: “I suggest ...”
Nhưng nếu tác giả là nghiên cứu sinh hay còn trẻ thì nên khiêm tốn hơn với cách viết: “I would like to suggest ...”

(Còn tiếp)
nguyenvantuan.net

Không có nhận xét nào: